Chậm phát triển vận động
Chậm vận động là gi? Chậm vận động có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ hay không? Câu hỏi này rất được nhiều bố mẹ quan tâm, nhất là đối với các bố mẹ lần đầu tiên có con. Có một số bố mẹ sẽ thấy các trẻ bỏ qua các mốc phát triển vận động như: trườn, bò, lăn lật, chuyển qua tư thế ngồi và đến lúc 17, 18 tháng trẻ sẽ tự động đứng dậy và đi. Có một số trẻ có thể đến 24 tháng vẫn chưa đi được. Vậy vấn đề này có đáng lo ngoại hay không và có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không.
Một số phụ huynh thấy điều đó là bình thường và họ không hề can thiệp gì cho trẻ. Nhưng một số bố mẹ rất lo lắng và không biết con mình phát triển như vậy có vấn đề gì hay không. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp bố mẹ cung cấp thêm một số thông tin để hiểu rõ hơn và có thể giúp bố mẹ dễ dàng nhận biết được con mình phát triển bình thường hay bất thường. Có nên bỏ qua các mốc phát triển vận động hay không? Nó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển về cơ xương khớp và thần kinh của bé hay không?
Vận động ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ:
- Để có thể thực hiện được các kỹ năng vận đông, các cơ cần có một sức mạnh tối thiểu để nâng đỡ trọng lượng cơ thể kháng lại trọng lực. Xương cần một độ dài tương đối nào đó để tạo cho cơ một sức mạnh hiệu quả để thực hiện được cử động. Thần kinh phải trửởng thành đủ để cho phép có được những hoạt động tự ý và điều hợp. Và những khả năng cảm nhận tri giác tối thiểu để phán đoán độ sâu và khoảng cách khi cử động.
- Ngoài ra, vận động còn liên quan mật thiết đến sự phát triển về hệ thần kinh của trẻ, bằng sự quan sát các vận động của trẻ, bố mẹ có thể biết được tốc độ phát triển và hoàn thiện thần kinh của trẻ ở mức độ nào. Ví dụ: Khi quan sát trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi trẻ cầm nắm đồ chơi là một hiện tượng ở vỏ não bao gồm mở bàn tay khi trông thấy đồ chơi ( thị giác), nghe thấy tiếng đồ chơi (thính giác) hoặc sờ thấy các đồ vật ( xúc giác), sau đó khép tay lại.
- Theo một sô nghiên cứu cho thấy vận động có mối quan hệ rất mật thiết với sự trưởng thành của hệ thần kinh trung ương. Mức hoàn thiện của tủy sống và thân não ở trẻ dưới 6 tháng tuổi giúp trẻ có thể đạt được các mức phát triển lăn – lật, các cử động ở tư thế nằm sấp. Trẻ 6-9 tháng tuổi có thể bò, và duy trì tư thế ngồi sẽ tương ứng với mức trưởng thành của não giữa. Và cuối cùng là sự hoàn thiện về vỏ não sẽ giúp trẻ phát triển được các cử động về đứng và đi. Vì vậy, nhờ các phát triển về vận động bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết được các bé được trẻ triển tốt hay không. Và nên có các bước can thiệp kịp thời để giúp bé hoàn thiện và phát triển đúng với các mốc phát triển của trẻ để giúp hệ thần kinh trung ương của trẻ được trưởng thành một các hoàn thiện và tốt nhất.
Lợi ích khi phát triển vận động:
- Khi đạt đươc kỹ năng vận động trẻ sẽ đạt được sự trưởng thành và sự tăng trưởng. Sự trưởng thành là sự thay đổi về thể chất, đưa đến thay đổi hệ thống và cơ quan trong cơ thể để đạt được hình dáng và chức năng như người lớn. Sự tăng trưởng là sự thay đổi về kích thước và các chiều của cơ thể hoặc một phần của cơ thể về chiều cao và chu vi.
- Khi trẻ có thể lăn lật, trườn, bò và đi là lúc trẻ bắt đầu đi khám phá thế giới xung quanh. Nhờ những bước tìm hiểu và quan sát đầu tiên đó giúp kích thích cho trẻ phát triển và hoàn thiện trí thông minh, các kỹ năng về giao tiếp, ngôn ngữ, khả năng quan sát và bắt chước.
Chậm phát triển là gì?
- Trẻ chậm phát triển là tình trạng trẻ không đạt được các mốc phát triển thông thường. Chậm phát triển ở trẻ có thể biểu hiện qua các hình thức như chậm phát triển về vận động, về ngôn ngữ, hành vi và nhận thức.
- Mỗi trẻ là một cá thể độc lập vì vậy mỗi trẻ có những phát triển về vận động, ngôn ngữ, nhận thức và hành vi khác nhau. Nhưng nhìn chung các trẻ đều có các mốc thời gian phát triển gần như tương đồng. Nếu sau một khoảng thời gian trẻ vẫn chưa phát triển được như các bạn cùng tháng tuổi hoặc có những bất thường trong vận động, ngôn ngữ hay nhận thức thì có thể trẻ có vấn đề về chậm phát triển. Bố mẹ có thể theo dõi và tham khảo một số mốc phát triển vận động của trẻ dưới đây để theo dõi cho các bé.
Các mốc phát triển bình thường của trẻ:
Bảng phát triển vận động thô sơ và tinh tế của trẻ :
Tháng tuổi |
Vận động thô sơ |
Vận động tinh |
1 tháng tuổi |
Giơ tay lên nhẹ nhàng khi nằm sấp |
Nhìn theo mẹ |
2-3 tháng |
Giữ vững được cổ |
Đưa mắt nhìn mẹ, mỉm cười |
4-5 tháng |
Ngồi khi được giữ |
Nắm chặt tay tự phát |
6-8 tháng |
Ngồi vững một mình |
Chuyển vật từ tay này sang tay khác |
7-9 tháng |
Bò |
Hay cầm đồng thời 2 đồ vật |
8-11 tháng |
Đứng vịn |
Nhặt bằng ngón cái và ngón trỏ |
10-12 tháng |
Đứng được vài giây, đi có người dắt |
Sử dụng các ngón tay dễ dàng |
12-18 tháng |
Đi một mình |
Xếp chồng được vật này lên vật kia |
18-24 tháng |
Bắt đầu biết chạy |
Xếp chồng được 4 khối lên nhau |
25-30 tháng |
Ném bóng, nhảy tại chỗ, chạy |
Xếp chồng được 6 khối lên nhau |
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm vận động :
- Bé bú khó, bú chậm
- Không chớp mắt khi có ánh sáng chói
- Không tập trung và nhìn theo một đối tượng ở gần đang di chuyển từ bên này sang bên kia
- Thực hiện các vận động một cách khó khăn hoặc hiếm khi vận động tay chân.
- 4 tháng tuổi trẻ vẫn chưa ngốc cao đầu và giữ vững cổ ở tư thế nằm sấp
- Sau 4 tháng tuổi trẻ vẫn nắm chặt tay, không biết mở tay lấy đồ chơi. Không đưa đò vật vào miệng
- Sau 8 tháng tuổi trẻ chưa biết ngồi, hoặc ngồi chưa vững. có một tay trẻ yếu hơn, trẻ có thể ngồi cong lưng, kiểm soát cổ kém, hai tay hay đưa ra sau.
- 9 tháng trẻ chưa biết bò.
- 18 tháng tuổi trẻ chưa biết đi một mình
- Trẻ thường nhón chân khi đứng
- Hai chân bé thường bắt chéo khi đứng.
Các vấn đề khác liên quan làm trẻ bị chậm vận động là gì:
Một số nguyên nhân và các yếu tố tác động lên triệu chứng:
- Trước sinh: các bệnh lý phát hiện trước khi sinh ( di truyền, dị tật…), các bệnh lý và tiền sử dụng thuốc/ phơi nhiễm hóa chất của bà mẹ, điều kiện dinh dưỡng, tuổi của mẹ,…
- Trong sinh: tai biến sản khoa, sinh khó, sinh ngạt, dụng cụ trợ giúp khi sinh…
- Sau sinh: bệnh lý mắc phải ( viêm nhiễm, chấn thương , tai nạn, xuất huyết não…), trẻ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân., điều kiện dinh dưỡng…
- Thói quen sinh hoạt: Bố mẹ thường bế bé , trẻ không có không gian để học trườn, bò và đi.
Một số dạng bệnh lý liên quan đến chậm vận động:
- Bại não
- Teo cơ tủy sống
- Nhược cơ
- Di chứng viêm não
- Loạn dưỡng cơ Duchenne
- Hội chứng DOWN
- Nhiễm sắc tố …
- Loạn sản khớp háng.
Phương pháp điều trị cho trẻ chậm vận động:
- Khi bố mẹ phát triển hoặc nghi ngờ trẻ bị chậm vận động có thể đưa con mình đến các bệnh viện hay cơ sở Vật lý trị liệu nhi khoa để kiểm tra, thăm khám nhằm có sự chẩn đoán chính xác và can thiệp vận động cho bé kịp thời .
- Tùy theo trình trạng của bé mà bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ tập Vật lý trị liệu phù hợp theo lứa tuổi và tùy vào tình trạng hiện tại của trẻ.
( Sưu tầm )