Trong thời đại này, các bố mẹ có quá nhiều mối quan tâm, bận rộn với công việc, chính vì vậy họ để con mình cho ông bà hoặc người giữ trẻ chăm sóc, trẻ được bế nhiều, không có cơ hội để vận động. Có một số bà mẹ khác thì vừa chăm trẻ vừa lo việc nội trợ nên thường xuyên để trẻ ngồi xe tròn hoặc cho trẻ ngồi chơi nhiều trong khung cũi để có thể thuận tiện hoàn thành công việc gia đình.
Có một số trẻ đã có thể kéo người đứng lên từ lúc 10 tháng tuổi nhưng đến 17,18 tháng tuổi trẻ vẫn chưa biết đi.Vậy lý do nào khiến trẻ chậm biết đi? Khi nào trẻ được xem là chậm biết đi? Phương pháp nào giúp trẻ biết đi theo đúng mốc tuổi? Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý để giúp bố mẹ có thể tháo gỡ những thắc mắc trên:
- Trẻ được xem là chậm biết đi khi đã đủ 18 tháng nhưng vẫn chưa bước đi không cần sự trợ giúp.
- Một số lý do làm trẻ chậm biết đi:
- Trẻ không có không gian để tập đi
- Cảm giác bản thụ cảm thể của trẻ không tốt
- Trẻ không tự tin khi đi
- Lực cơ toàn thân hoặc cơ chi dưới của trẻ yếu không đủ để trẻ có thể đi
- Một số biến dạng ở bàn chân, ở khớp gối, ở khớp háng cũng làm trẻ khó khăn khi đi
- Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu chất làm các cơ quan, cơ xương phát triển chậm nên chưa đủ điều kiện để trẻ có thể đứng và đi
- Trẻ thích ngồi và lười vận động
- Trẻ thừa cân, trọng lượng quá nặng làm trẻ khó khăn trong việc di chuyển
- Trẻ bị tổn thương não
- Cơ bắp chân (cơ tam đầu cẳng chân) trẻ bị co rút, làm trẻ nhón chân và khó khăn khi tập đi
- Một số gợi ý giúp bố mẹ tập đi cho trẻ:
Bố mẹ có thể tập cho trẻ đi khi trẻ đã sẵn sàng chuẩn bị tập đi. Lúc trẻ 9-10 tháng tuổi, trẻ sẽ thường kéo người đứng lên và tập đứng, sau đó trẻ tập nâng từng chân lên, thời điểm này bố mẹ có thể bắt đầu tập cho trẻ bước những bước đi đầu tiên, bằng các cách sau:
- Kích thích trẻ vịn 2 tay vào ghế và đi men theo ghế để lấy món đồ chơi trẻ thích.
- Dùng một chiếc khăn quấn ngang người trẻ để trẻ có thể tập đi.
- Bố/mẹ có thể vịn hông để trẻ đi
- Hai bàn tay của Bố/mẹ ôm ở 2 bên nách trẻ
Khi trẻ đi nhiều, lực cơ chân trẻ tốt, trẻ sẽ có thăng bằng tốt, cảm giác thụ thể ở bàn chân tốt và có thể tự tin để đi một mình.
Hạn chế bồng bế trẻ nhiều, nên cho trẻ chơi ở dưới nền nhà và tạo cơ hội để trẻ vận động nhiều, không tập đi với xe tròn, bố mẹ nên tạo không gian cho trẻ vui chơi và tập đi.
Xe tròn tập đi là không cần thiết với trẻ vì khi đi xe tròn tập đi, trẻ sẽ ít sử dụng các cơ chi dưới và thân mình do sự trợ giúp quá nhiều từ xe. Ngoài ra xe còn gây nguy hiểm cho trẻ khi trẻ đang ở những khu vực như: dốc, bồn nước, ngã cầu thang, bếp nóng, bình nước nóng…. Xe tròn tập đi khá nhẹ, nên khi trẻ đi, leo trèo trên xe sẽ dễ bị lật ngược. Khi đi trẻ phải kéo theo xe nên nó cũng ảnh hưởng về thói quen của trẻ, làm dáng đi của trẻ không được thẳng và khó có thể giữ thẳng khi trẻ tập đi một mình mà không có sự trợ giúp
Chế độ dinh dưỡng cũng là một vấn đề quan trọng đối với trẻ nên bố mẹ cũng nên quan tâm và bổ sung cho trẻ đủ dưỡng chất để trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ.
Tuy nhiên vẫn có một số trẻ, bố mẹ đã thử nhiều cách nhưng trẻ vẫn không thể tự tin thả 2 tay khi đi hoặc trẻ không muốn đi, lúc đó bố mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở Vật Lý Trị Liệu Nhi khoa hoặc Trung tâm dinh dưỡng và y học vận động NUTRIHOME của chúng tôi để thăm khám, tìm ra nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm biết đi và đưa ra phương pháp can thiệp sớm nhất.
SƯU TẦM
Tài liệu tham khảo:
- Phạm Thị Ngọc Yến - Hồ Thị Thanh TÂm (2001). Sự phát triển thể chất trẻ em . NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Lê Thanh Vân (2002).Sinh lí học trẻ em. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- CN Lê Thị Đào. Qúa trình phát triển vận động trẻ em 0-12 tháng.
- Đặng Hồng Phương. Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB Đại Học Sư Phạm.