CÁC BIẾN DẠNG BÀN CHÂN Ở TRẺ EM

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG PROJECT
CÁC BIẾN DẠNG BÀN CHÂN Ở TRẺ EM

    Vật lý trị liệu trong điều trị các dị tật bàn chân ở trẻ sơ sinh (phần 1) | Website Bệnh viện nhi đồng 2 - www.benhviennhi.org.vn

    Vật lý trị liệu trong điều trị các dị tật bàn chân ở trẻ sơ sinh (phần 2) | Website Bệnh viện nhi đồng 2 - www.benhviennhi.org.vn

    CÁC BIẾN DẠNG BÀN CHÂN Ở TRẺ EM

     

    Biến dạng bàn chân là một trong những biến dạng thường gặp ở trẻ sơ sinh.Nguyên nhân của các biến dạng này thường do tư thế trong tử cung :

    - Do tư thế trong tử cung bị chèn ép ( thai lớn ký,khung chậu của mẹ hẹp,sinh đôi…)

    - Do khiếm khuyết trong hình thành xương sên ( gặp trong loạn dưỡng cơ khớp bẩm sinh,loạn sản sụn,thoát vị màng não tủy

    - Dị tật kèm theo : vẹo cổ, trật khớp háng, gối duỗi ...

    Cần phân loại bàn chân để quyết định phương pháp điều trị bằng phương pháp Vật Lý Trị liệu cho phù hợp với các loại biến dạng.

    Ở trẻ sơ sinh, tư thế gập dang háng, gập gối, gập mặt lưng bàn chân là tư thế sinh lý bình thường.

    Tuỳ theo vị trí của lực ép lên bàn chân và mức độ của lực ép lên bàn do tư thế trong tử cung,bàn chân sẽ lệch theo các hướng khác nhau.

    Sau đây là các dạng biến dạng bàn chân thường gặp ở trẻ sơ sinh :

    1. Bàn chân đụng gót- Bàn chân gập mặt lưng ( Pieds Talus )

    Bàn chân đụng gót là biến dạng thường gặp, dễ chữa khỏi.Bàn chân gập mặt lưng quá mức, thậm chí mặt lưng bàn chân chạm vào mặt trước cẳng chân.

    2.Bàn chân lật ngoài (Pieds Valgus)

    Bàn chân lật ngoài là bàn chân gập mặt lưng quá mức như bàn chân đụng gót kết hợp với bàn chân lật ngoài

    3. Bàn chân vòm ( Pieds convexe)

    Đây là trường hợp hiếm gặp, có trật khớp sên- thuyền hoặc gót-hộp của bàn chân, phần sau bàn chân nhón gót ( bàn chân ngựa), phần trước bàn chân gập mặt lưng, lòng bàn chân võng .

    Cần phân biệt bàn chân vòm với bàn chân đụng gót và bàn chân lật ngoài.

    Dạng bàn chân này thường gặp trong các bệnh lý thần kinh-cơ, hoặc bệnh lý thần kinh.

    4. Bàn chân áp, bàn chân vẹo trong (Pieds metatarsus adductus, Pieds varus)

    Là bàn chân vẹo trong,phần sau bàn chân bình thường , phần trước bàn chân áp vẹo trong.

    5. Bàn chân khoèo ( Clubfoot/Pied bot )

    Có nhiều phương pháp điều trị : phương pháp bó bột Ponseti , nắn chỉnh & nẹp cố định bàn chân (bằng băng keo , bằng nẹp Denis-Brown, nẹp nhựa, nẹp AFO…) kéo giãn cơ co rút, tập mạnh cơ yếu, tuỳ vào sự phân loại và tình trạng nặng nhẹ của bàn chân. Một số trường hợp cần phẫu thuật để kéo giãn cơ co rút.

    Đa số các biến dạng bàn chân đều được chữa khỏi bằng phương pháp Vật Lý Trị Liệu.Việc phát hiện sớm ,điều trị sớm , theo dõi việc điều trị liên tục sau khi sinh thì kết quả .

    Phụ huynh có thể đưa trẻ đến phòng Vật lý trị liệu nhi của bệnh viện để thăm khám và đưa ra phương pháp can thiệp sớm nhất để tránh gây biến dạng về sau.

    Th.s Lê thị Đào

    Zalo
    Hotline